Nhật Bản vẫn là hình mẫu của bóng đá châu Á

Logo Bongda.Com.Vn

Mới nhất:

CHÍNH THỨC! Lucas Vazquez chia tay Real Madrid Lịch sử Câu lạc bộ Juventus: Hành trình từ những chàng trai thành Turin đến biểu tượng toàn cầu Corentin Tolisso được chào mời với MU Vô địch U23 Đông Nam Á không phải đích đến cuối cùng của U23 Việt Nam Kevin Phạm Ba gia hạn hợp đồng với Nam Định Lương 550 euro/tháng, cầu thủ nữ Thụy Sĩ di cư ra nước ngoài để sống với nghề Liverpool theo đuổi Alexander Isak: Bom tấn trong mơ với Arne Slot Carboni đến Genoa: Nước cờ ba bên cùng thắng của Inter Man Utd nhắm Nicolas Jackson, Chelsea tỏ rõ thái độ bất ngờ Sân vận động Tottenham Hotspur: 'Tắc kè hoa' 1,2 tỷ bảng CHÍNH THỨC: Man United ra mắt mẫu áo đấu sân khách cho mùa giải 2025/2026 Ở tuổi 40, Ashley Young vẫn 'đắt hàng' Marc Bernal trở lại tập luyện, sẵn sàng cùng Barca du đấu châu Á Hợp đồng của Isak: Nước đi chiến lược Newcastle cần phải đi trước Liverpool U23 Việt Nam nhận cảnh báo trước giờ G: Không để bị mua chuộc, không tiết lộ thông tin nội bộ Luis Diaz sẵn sàng rời Liverpool Thử thách định vị U.23 Việt Nam ở sân chơi khu vực Fabrizio Romano: Arsenal bình tĩnh và lạc quan với Gyokeres Brandon Ly đến Việt Nam, hoàn tất thủ tục gia nhập CLB CAHN Malaysia bỏ giải CAFA 2025 vì thiếu cầu thủ nhập tịch Top 5 CLB lớn nhất London: Palace góp mặt; Ai dẫn đầu? Chuyển nhượng tối 16/7: MU theo đuổi Pervis Estupinan; Newcastle định giá Isak 130 triệu bảng NÓNG! Điều kiện để Liverpool chi 120 triệu mua Isak
CHÍNH THỨC! Lucas Vazquez chia tay Real Madrid Lịch sử Câu lạc bộ Juventus: Hành trình từ những chàng trai thành Turin đến biểu tượng toàn cầu Corentin Tolisso được chào mời với MU Vô địch U23 Đông Nam Á không phải đích đến cuối cùng của U23 Việt Nam Kevin Phạm Ba gia hạn hợp đồng với Nam Định Lương 550 euro/tháng, cầu thủ nữ Thụy Sĩ di cư ra nước ngoài để sống với nghề Liverpool theo đuổi Alexander Isak: Bom tấn trong mơ với Arne Slot Carboni đến Genoa: Nước cờ ba bên cùng thắng của Inter Man Utd nhắm Nicolas Jackson, Chelsea tỏ rõ thái độ bất ngờ Sân vận động Tottenham Hotspur: 'Tắc kè hoa' 1,2 tỷ bảng CHÍNH THỨC: Man United ra mắt mẫu áo đấu sân khách cho mùa giải 2025/2026 Ở tuổi 40, Ashley Young vẫn 'đắt hàng' Marc Bernal trở lại tập luyện, sẵn sàng cùng Barca du đấu châu Á Hợp đồng của Isak: Nước đi chiến lược Newcastle cần phải đi trước Liverpool U23 Việt Nam nhận cảnh báo trước giờ G: Không để bị mua chuộc, không tiết lộ thông tin nội bộ Luis Diaz sẵn sàng rời Liverpool Thử thách định vị U.23 Việt Nam ở sân chơi khu vực Fabrizio Romano: Arsenal bình tĩnh và lạc quan với Gyokeres Brandon Ly đến Việt Nam, hoàn tất thủ tục gia nhập CLB CAHN Malaysia bỏ giải CAFA 2025 vì thiếu cầu thủ nhập tịch Top 5 CLB lớn nhất London: Palace góp mặt; Ai dẫn đầu? Chuyển nhượng tối 16/7: MU theo đuổi Pervis Estupinan; Newcastle định giá Isak 130 triệu bảng NÓNG! Điều kiện để Liverpool chi 120 triệu mua Isak

Nhật Bản vẫn là hình mẫu của bóng đá châu Á

ScoresWay.netĐội bóng của HLV Hajime Moriyasu có quyền tự hào với những gì đã làm được tại World Cup 2022, sau những màn trình diễn ấn tượng trước các đối thủ hàng đầu tại châu Âu.

 - Bóng Đá

 

Nhìn chung, lối chơi của Nhật Bản có thể được xem là hình mẫu cho các đại diện châu Á khi bước ra đấu trường thế giới.

Phòng ngự chủ động

Trước Croatia, không khó để tìm ra những khoảnh khắc minh chứng cho sự thua thiệt về mặt thể chất của Nhật Bản. Tranh chấp tay đôi, sức mạnh bộc phát, tốc độ đoạn ngắn vốn dĩ không phải là yếu tố mà đội bóng của ông Moriyasu nói riêng và các đội bóng châu Á nói chung có thể tự tin tại World Cup.

Cú bứt tốc của Ivan Perisic vượt qua Takehiro Tomiyasu ở ngay đầu trận đấu, những pha tranh chấp tỏ ra vượt trội của trung vệ Josco Gvardiol trước Ritsu Doan hay Daizen Maeda, hay rõ ràng hơn, là ý đồ thực hiện liên tiếp các quả tạt sớm của Croatia ở đầu hiệp 2 dẫn đến bàn thắng của Perisic.

Đó đều là những khoảnh khắc mang tính quyết định mà Nhật Bản không cạnh tranh được về sức vóc với đối phương. Song, nhìn một cách tổng thể, hệ thống 3-4-3/5-4-1 của Nhật Bản đã được vận hành một cách ấn tượng ở cả thời điểm có bóng lẫn không có bóng.

Thiết lập cự ly đội hình phòng ngự từ 1/3 giữa sân, sơ đồ 5-4-1 của ông Moriyasu yêu cầu mỗi cá nhân gây áp lực theo trục dọc một cách đồng bộ. Kiên trì với định hướng của mình, chờ đợi đúng thời điểm để đẩy cầu thủ kiểm soát bóng của đối phương vào vị trí bất lợi để thực hiện các đường chuyền ngắn, rồi phản xạ chính xác để kiểm soát chiều sâu trong những đường chuyền dài.

Hệ thống 5-4-1, phòng ngự theo trục dọc.

Hệ thống 5-4-1, phòng ngự theo trục dọc.

Hạn chế các lựa chọn chuyền ngắn, phản xạ kiểm soát chiều sâu với những đường bóng dài.

Hạn chế các lựa chọn chuyền ngắn, phản xạ kiểm soát chiều sâu với những đường bóng dài.

Nhật Bản có phương án rõ ràng để hạn chế khả năng triển khai bóng của 3 tiền vệ trung tâm hàng đầu bên phía Croatia. Hai tiền vệ biên trong sơ đồ 5-4-1 chủ đích bắt các hướng chuyền bóng vào trung lộ của đối phương cũng như chọn thời điểm hợp lý để phong toả các lựa chọn chuyển hướng.

Daichi Kamada và các đồng đội buộc cầu thủ có bóng của Croatia phải hướng ra cánh và bắt đầu gây áp lực ở cường độ cũng như quân số lớn ở khu vực sát đường biên dọc.

Hướng gây áp lực từ tuyến đầu của Nhật Bản.

Hướng gây áp lực từ tuyến đầu của Nhật Bản.

Đưa đối phương ra biên, đồng bộ đẩy cao áp lực.

 Đưa đối phương ra biên, đồng bộ đẩy cao áp lực.

Phòng ngự chủ động, đồng bộ là cách Nhật Bản tiếp cận trận đấu của mình. Có thể sơ đồ 3-4-3 hay 5-4-1 không phải lựa chọn từ trước giải đấu của HLV Moriyasu, song, sự thay đổi này của chiến lược gia 54 tuổi cho thấy sự phù hợp với những gì đội bóng này phải đối mặt.

Duy trì khối đội hình thường trực ở khu vực trung tuyến, có đủ quân số gây áp lực ở biên và sử dụng thêm 1 trung vệ để đương đầu với những quả tạt từ hành lang cánh.

Họ cùng nhau phòng ngự, cùng nhau thu hẹp khoảng trống và giành lợi thế bởi sự đồng bộ.

Tấn công bài bản

Sự thua thiệt về mặt thể chất cũng là yếu tố khiến Nhật Bản không phải một đội bóng thực sự sắc bén trước khung thành đối phương. Họ không có trong tay một mẫu trung phong cao lớn trong vòng cấm, trong khi sức rướn và tốc độ đoạn ngắn của các tiền vệ tấn công cũng không phải vượt trội so với các đối thủ.

Ví dụ như những bước chạy của Junya Ito từng mang đến nỗi khiếp sợ cho những đội bóng tại châu Á, thì ở đấu trường World Cup, cũng là Ito, cũng là những bước chạy ấy, nhưng độ nguy hiểm không phải lúc nào cũng được thể hiện.

Giải pháp cho thực trạng ấy của ông Moriyasu cũng là sự đồng bộ, sự cùng nhau. Với hệ thống 3-4-3 khi có bóng, Nhật Bản tuần tự triển khai theo từng “nấc” trên sân. 3 trung vệ cùng 2 tiền vệ trung tâm làm nhiệm vụ phát triển bóng. 2 tiền vệ tấn công Daichi Kamada và Ritsu Doan làm nhiệm vụ liên kết, trước khi tăng tốc đột ngột khi đã đưa bóng đến 1/3 cuối sân.

3 trung vệ cùng 2 tiền vệ trung tâm luân chuyển bóng lên phía trước.

3 trung vệ cùng 2 tiền vệ trung tâm luân chuyển bóng lên phía trước.

Thu hút áp lực, khai thác khoảng trống.

 Thu hút áp lực, khai thác khoảng trống.

Nhật Bản dựa vào những khoảng trống mà đối phương để lộ khi họ có bóng, nhiều hơn là dựa vào sự vượt trội về kỹ năng của một cá nhân trong đội hình.

Tạo cự ly đội hình tốt, luân chuyển bóng ra đến các khoảng trống.

Tạo cự ly đội hình tốt, luân chuyển bóng ra đến các khoảng trống.

Tuần tự từng “nấc”, Nhật Bản chuyển hướng tấn công và tiếp cận 1/3 cuối sân với trạng thái tốt.

Tuần tự từng “nấc”, Nhật Bản chuyển hướng tấn công và tiếp cận 1/3 cuối sân với trạng thái tốt.

Dấu ấn của việc phát huy tối đa khả năng của đội bóng của ban huấn luyện Nhật Bản không chỉ đến từ các tình huống triển khai chủ động. Bàn thắng từ tình huống phạt góc của Maeda cũng là một hình ảnh đáng ghi nhận trong các phương án triển khai các pha bóng cố định của đội bóng này.

Họ không treo bóng trực tiếp mà thực hiện các đường chuyền ngắn để kéo hàng phòng ngự Croatia lên phía trước và tận dụng khoảng trống ở khu vực 5m50 vừa được tạo nên.

Tình huống đá phạt góc dẫn đến bàn mở tỉ số trước Croatia.

Tình huống đá phạt góc dẫn đến bàn mở tỉ số trước Croatia.

Nhìn lại hành trình xuất sắc sau 4 trận đấu tại World Cup lần này, ông Moriyasu đã đưa ra những quyết định ấn tượng. Một trong số đó là việc luôn cất Kaoru Mitoma trên ghế dự bị cho đến khi trận đấu bước vào hiệp 2.

Cá nhân đột biến nhất trong đội hình Nhật Bản được sử dụng với ý đồ đậm tính thời điểm. Khi đối phương không còn sung sức nhất, sự lắt léo và tốc độ của Mitoma sẽ phát huy hiệu quả tốt hơn so với việc sử dụng cầu thủ này từ đầu.

Một hành trình đáng để tự hào của Nhật Bản. Họ sẵn sàng đối đầu với bất kỳ đối thủ nào, họ chơi lối chơi của riêng mình, lối chơi phù hợp nhất với nền tảng những cầu thủ họ sở hữu. Từ chỗ bị nghi ngờ, ông Moriyasu đã chứng minh sự am hiểu một cách tường tận những cá nhân trong danh sách đội hình.

Nhật Bản bị loại sau những loạt luân lưu, nơi bản lĩnh là điều họ cần tiếp tục trui rèn. Nhưng xét trên khía cạnh chuyên môn, họ xứng đáng là một hình mẫu để học tập.