Cá cược bóng đá tại Việt Nam: Còn “thập thò” đến bao giờ?

Logo Bongda.Com.Vn

checkdevice: Desktop

Mới nhất:

Cá cược bóng đá tại Việt Nam: Còn “thập thò” đến bao giờ?

ScoresWay.netPhải chăng đã đến lúc chúng ta nghiêm túc nhìn nhận cá cược thể thao không như một hoạt động bất hợp pháp, mà là một trò giải trí được pháp luật thừa nhận?

Vẽ đường cho cá cược chạy?

Có một câu hỏi đặt ra từ lâu khiến nhiều người không khỏi băn khoăn: Nên hay không nên cho phép cá cược thể thao nói chung, bóng đá nói riêng, ở Việt Nam? Nếu có, liệu nó sẽ tác động đến xã hội như thế nào? Cần phải tổ chức ra sao để bào đảm hạn chế những hệ lụy tiêu cực ở mức thấp nhất?

Có thể thấy, nhiều người – bao gồm cả giới mộ điệu thể thao lẫn các nhà quản lý thể thao cũng “thích” có cá cược. Bởi điều đó sẽ giúp cho các màn tranh tài trên đấu trường trở nên hấp dẫn, cuốn hút hơn. Nhưng ở chiều ngược lại, cũng có không ít người quan niệm rằng, đó là một trò “cờ bạc”. Mà “cờ bạc là bác thằng bần”, có thể nó sẽ gây ra biết bao hệ lụy đe dọa cả nền tảng đạo đức xã hội cũng như phá nát nhiều mái ấm gia đình.

Từ trước đến nay, cá độ bóng đá luôn bị cấm triệt để và chúng ta xem đó là tiêu cực.

 Từ trước đến nay, cá độ bóng đá luôn bị cấm triệt để và chúng ta xem đó là tiêu cực.

Vì thế mà mặc dù về chủ trương, cơ quan quản lý đã “gật đầu”, nhưng về cách thức thực hiện thì suốt nhiều năm qua vẫn cứ “cân lên, nhắc xuống”, cho đến giờ vẫn chưa có gì là rõ ràng cả!

Từ trước đến nay, cá độ bóng đá luôn bị cấm triệt để và chúng ta xem đó là tiêu cực. Và thực tế cũng có không ít biểu hiện tiêu cực, thậm chí phát sinh cả tệ nạn, tội phạm liên quan đến cá độ. Lý do dẫn đến tiêu cực chính vì ta không có quy định và cơ cấu tổ chức cụ thể và phù hợp, nên cá cược mặc nhiên trở thành… cá đội - từ một trò giải trí biến thành vấn nạn của cả xã hội.

Vì thế, để có thể hạn chế được những tác động tiêu cực, thì nhất thiết phải đưa các hoạt động “cá độ” vào khuôn khổ luật pháp, có đầy đủ cơ chế để trở thành “cá cược” đúng nghĩa – cả về yếu tố kỹ thuật lẫn quản lý xã hội.

Vui 1 lo 10…

Cá độ và cá cược là 2 khái niệm không hoàn toàn giống nhau. Trong đó, cá độ là hoạt động mang tính cờ bạc đỏ đen, bất hợp pháp, còn cá cược hoạt động được nhiều nước đặt vào khung pháp lý và cho tổ chức một cách hợp pháp. Vì thế, cấm cá độ là phải, nhưng với cá cược thì cần có những góc nhìn cởi mở, thông thoáng hơn.

Không có lý do gì phải “dị ứng” với cá cược bóng đá.

 Không có lý do gì phải “dị ứng” với cá cược bóng đá.

Có những động thái cho thấy, nhiều khả năng sắp tới đây hai môn đua ngựa và đua chó sẽ được cho phép cá cược hợp pháp. Nhưng câu hỏi lớn nhất vẫn là môn “thể thao vua” chừng nào mới được cá cược?

Như đã nói, cá cược vốn là trò chơi giải trí, nhưng nếu cung cách tổ chức không chặt chẽ thì tiêu cực sẽ rất dễ xảy ra. Ngoài ra, có cấm được cầu thủ, ban huấn luyện, các nhà quản lý bóng đá tham gia cá cược được hay không?

Ngoài ra, cá độ bóng đá nếu quá thiên về các giải đấu thế giới thì bóng đá Việt, cụ thể là V-League vỗn dĩ đã vắng khán giả, nay còn bị “cạnh tranh” bởi các giải đấu quốc tế khi được cá cược, còn giải nội địa thì không, hẳn giải đấu này càng trở nên buồn tẻ.

Đồng ý rằng có quá nhiều vấn đề cần được giải quyết nếu hợp pháp hóa cá cược. Nhưng đây là nhu cầu tất yếu, không sớm thì muộn cũng phải thực hiện. Chúng ta rồi cũng phải thừa nhận cá cược. Vì không phải việc gì không quản lý được thì cấm – một tư duy lỗi thời!

Tại sao trước mắt không thực hiện thí điểm, từ đó rút kinh nghiệm để hoàn thiện các quy định nhằm loại bỏ các nguy cơ tiêu cực, giữ lại phần “giải trí” thuần túy? Cá cược đua chó, đua ngựa, hay cá cược bóng đá về bản chất đều giống nhau. Thiết nghĩ không có lý do gì phải “dị ứng” với cá cược bóng đá.

(Bạn đọc: Trang Ý)