Cúp vàng World Cup và những điều có thể bạn chưa biết

Logo Bongda.Com.Vn

Mới nhất:

Từ chối Inter, Asensio chọn Fenerbahce NÓNG! Tottenham nhắm Morgan Gibbs-White với mức lương hấp dẫn Quỹ lương Lyon giảm mạnh, mức mới ngang nhóm xuống hạng Premier League Retegui gia nhập Saudi Arabia ảnh hưởng thế nào đến tuyển Ý? Garnacho khiến CĐV MU nổi đóa với bài đăng một từ giữa tin đồn gia nhập Napoli Liverpool không hủy trận giao hữu sau khi Diogo Jota qua đời Sân vân động Turf Moor: Di sản bất tử của Burnley Napoli và Garnacho: Thương vụ nhiều rào cản cho MU NÓNG: Sunderland chiêu mộ thêm tân binh chất lượng Manchester United chính thức chiêu mộ Enzo Kana-Biyik giá 0 đồng Joao Pedro rực sáng cho Chelsea và khoảnh khắc đáng thất vọng của Nicolas Jackson Tranh cãi về việc Noni Madueke chuyển đến Arsenal: Đội nào sẽ thắng? CHÍNH THỨC! Edin Dzeko tái xuất Serie A Đội hình xuất sắc nhất bán kết FIFA Club World Cup 2025: Sạch bóng Real Madrid NÓNG! Loại bỏ một bến đỗ, Rodrygo tập trung tương lai ở châu Âu Lịch sử Câu lạc bộ Everton : Hơn 145 năm trường tồn cùng bóng đá Anh BXH Opta đánh giá thế nào về khả năng săn bàn của Gyokeres? Garnacho và Napoli: Tin đồn chuyển nhượng bị Romano phủ nhận Atalanta muốn mua McAtee, Man City có thể thu 20 triệu euro Bài toán nhân sự của Flick: Thanh trừng công thần và tái thiết đội hình Sporting CP hỏi mua Alberto Costa, Juventus có thể thu lãi lớn Hendrio: Nhập tịch không dễ nhưng quyết cùng Hà Nội FC vô địch Thương vụ Norgaard: Cú chuyển mình sang triết lý thực dụng của Arsenal
Từ chối Inter, Asensio chọn Fenerbahce NÓNG! Tottenham nhắm Morgan Gibbs-White với mức lương hấp dẫn Quỹ lương Lyon giảm mạnh, mức mới ngang nhóm xuống hạng Premier League Retegui gia nhập Saudi Arabia ảnh hưởng thế nào đến tuyển Ý? Garnacho khiến CĐV MU nổi đóa với bài đăng một từ giữa tin đồn gia nhập Napoli Liverpool không hủy trận giao hữu sau khi Diogo Jota qua đời Sân vân động Turf Moor: Di sản bất tử của Burnley Napoli và Garnacho: Thương vụ nhiều rào cản cho MU NÓNG: Sunderland chiêu mộ thêm tân binh chất lượng Manchester United chính thức chiêu mộ Enzo Kana-Biyik giá 0 đồng Joao Pedro rực sáng cho Chelsea và khoảnh khắc đáng thất vọng của Nicolas Jackson Tranh cãi về việc Noni Madueke chuyển đến Arsenal: Đội nào sẽ thắng? CHÍNH THỨC! Edin Dzeko tái xuất Serie A Đội hình xuất sắc nhất bán kết FIFA Club World Cup 2025: Sạch bóng Real Madrid NÓNG! Loại bỏ một bến đỗ, Rodrygo tập trung tương lai ở châu Âu Lịch sử Câu lạc bộ Everton : Hơn 145 năm trường tồn cùng bóng đá Anh BXH Opta đánh giá thế nào về khả năng săn bàn của Gyokeres? Garnacho và Napoli: Tin đồn chuyển nhượng bị Romano phủ nhận Atalanta muốn mua McAtee, Man City có thể thu 20 triệu euro Bài toán nhân sự của Flick: Thanh trừng công thần và tái thiết đội hình Sporting CP hỏi mua Alberto Costa, Juventus có thể thu lãi lớn Hendrio: Nhập tịch không dễ nhưng quyết cùng Hà Nội FC vô địch Thương vụ Norgaard: Cú chuyển mình sang triết lý thực dụng của Arsenal

Cúp vàng World Cup và những điều có thể bạn chưa biết

ScoresWay.netWorld Cup 2018 đã bước vào những thời khắc quan trọng cuối cùng. Hãy cùng điểm qua vài nét sơ lược về chiếc cúp này trước khi nó được trao vào tay nhà vô địch mới.

Cúp vàng World Cup là giải thưởng danh giá nhất thế giới. Cho đến nay, mặc dù đã có 20 kỳ World Cup được tổ chức (chưa tính World Cup 2018 tại Nga) nhưng chỉ mới có 8 quốc gia từng nâng cao chiếc cúp này.

Sau khi Brazil vô địch World Cup 1970, họ đã được giữ luôn phiên bản đầu tiên của cúp vàng - chiếc cúp Jules Rimet.

 Sau khi Brazil vô địch World Cup 1970, họ đã được giữ luôn phiên bản đầu tiên của cúp vàng - chiếc cúp Jules Rimet.

32 quốc gia tham gia vòng chung kết năm nay đều rất quyết tâm và khao khát giành chiến thắng. Dù vậy, nhà vô địch chỉ có thể có một. Hãy cùng điểm qua một vài điều sơ lược mà có lẽ bạn chưa từng được biết về chiếc cúp danh giá này.

Ai đã tạo ra chiếc cúp này?

Kể từ khi giải đấu lần đầu tiên được tổ chức năm 1930 tại Nga cho đến nay, đã có hai phiên bản cúp vàng World Cup được ra đời. 

Ban đầu, chiếc cúp có tên là Cúp chiến thắng. Năm 1946, nó được đổi tên thành Jules Rimet. Chiếc cúp Jules Rimet được thiết kế bởi Abel Lafleur, bao gồm một cái đế hình lục giác và một nhân vật có cánh phía trên đại diện cho Nike - nữ thần chiến thắng của Hy Lạp.

Đội tuyển Anh vô địch World Cup 1966 và trên tay họ là chiếc cúp Jules Rimet danh giá.

 Đội tuyển Anh vô địch World Cup 1966 và trên tay họ là chiếc cúp Jules Rimet danh giá.

Chiếc cúp thứ hai vẫn còn được sử dụng đến ngày nay, thường được biết đến với tên gọi Cúp FIFA World Cup - được giới thiệu cho World Cup 1974 sau khi Brazil vô địch World Cup lần thứ 3 năm 1970 và được vinh dự giữ luôn chiếc cúp đó.

Phiên bản cúp vàng World Cup thứ hai được cất giữ cẩn thận trong bảo tàng bóng đá của FIFA.

 Phiên bản cúp vàng World Cup thứ hai được cất giữ cẩn thận trong bảo tàng bóng đá của FIFA.

Silvio Gazzaniga là tác giả của phiên bản mới. Chiếc cúp FIFA World Cup được làm bằng vàng 18 carat và không đội nào được giữ vĩnh viễn phiên bản này cả. Thay vào đó, sau trận chung kết, mỗi đội chỉ được giữ chiếc cúp thật trong vài phút và sau đó, ban tổ chức sẽ lấy lại trong phòng thay đồ sau trận và đem bảo quản tại bảo tàng bóng đá của FIFA ở Thuỵ Sỹ để chuẩn bị cho kỳ World Cup sắp tới. Đội vô địch chỉ được giữ một phiên bản khác của chiếc cúp - chỉ mạ vàng chứ không phải vàng nguyên khối như chiếc cúp thật.

Tên của các đội bóng được khắc thành vòng tròn dưới đáy chiếc cúp FIFA World Cup.

 Tên của các đội bóng được khắc thành vòng tròn dưới đáy chiếc cúp FIFA World Cup.

Kể từ World Cup 1974, đội vô địch sẽ được khắc tên mình dưới đáy chiếc cúp thật. Đến World Cup 2014, tên của các đội bóng được chuyển xuống xếp thành hàng dọc (thay vì vòng tròn như lúc đầu).

Hình ảnh đáy chiếc cúp FIFA World Cup thật. Tên của các nhà vô địch qua mỗi giải đấu sẽ được khắc ở đây và khắc bằng đúng ngôn ngữ của nước đó. Ví dụ, Đức vô địch giải đấu năm 1990 sẽ được khắc là "Deutschland" thay vì "Germany" theo tiếng Anh; Brazil vô địch năm 1994 được khắc là "Brasil" chứ không phải "Brazil"...

Hình ảnh đáy chiếc cúp FIFA World Cup thật. Tên của các nhà vô địch qua mỗi giải đấu sẽ được khắc ở đây và khắc bằng đúng ngôn ngữ của nước đó. Ví dụ, Đức vô địch giải đấu năm 1990 sẽ được khắc là "Deutschland" thay vì "Germany" theo tiếng Anh; Brazil vô địch năm 1994 được khắc là "Brasil" chứ không phải "Brazil"...

Phiên bản thứ 3 của cúp vàng World Cup dự tính sẽ được giới thiệu vào World Cup 2030 nhằm kỷ niệm 100 năm giải đấu được thành lập. Một nguyên nhân khác được cho là do có thể đáy chiếc cúp cũ đã không còn chỗ để khắc thêm tên của đội vô địch được nữa.

Điều gì đã xảy ra với chiếc cúp đầu tiên - cúp Jules Rimet?

Sau khi Brazil vô địch World Cup 1970, họ đã được FIFA ưu ái trao luôn quyền sở hữu chiếc cúp Jules Rimet. Nó đã được đem trưng bày tại một bảo tàng ở Rio de Janeiro cho đến 1986 - chiếc cúp đã bị đánh cắp ngay trong trụ sở của liên đoàn bóng đá Brazil. Vào thời điểm ấy, vụ đánh cắp đã làm rúng động bóng đá Brazil trong một thời gian dài. Không ai có thể ngờ được một vật được bảo vệ trong lồng kính chống đạn lại dễ dàng bị lấy đi như vậy.

Chiếc cúp Jules Rimet được mô phỏng lại.

 Chiếc cúp Jules Rimet được mô phỏng lại.

Cho đến nay, chiếc cúp vẫn chưa được tìm thấy và được tin là đã bị nấu chảy trước khi đem bán.

Vụ trộm cúp Jules Rimet ở Brazil là lần thứ hai chiếc cúp vàng bị đánh cắp. Lần đầu tiên là ở Anh, sau khi đội tuyển nước này vô địch World Cup 1966 ngay trên sân nhà. Chiếc cúp sau đó may mắn được tìm thấy trong một tờ báo bởi chú chó tên là Pickles.